Danh mục bệnh
Menu
028 3923 9999
HotLine:
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu

Nhận Biết Phân Loại Trĩ Nội Trĩ Ngoại Và Cấp Độ Của Bệnh Trĩ

Lượt xem : 1001

Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, tùy vào mức độ bệnh mà từng loại trĩ lại chia thành 4 cấp độ khác nhau. Nhận biết phân loại trĩ nội trĩ ngoại và cấp độ của bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh và có cách điều trị kịp thời, tiết kiệm chi phí.

Phân loại trĩ nội trĩ ngoại và các cấp độ bệnh trĩ

  Bệnh trĩ là bệnh lý đứng đầu trong các bệnh về hậu môn – trực tràng với hơn 50% người Việt mắc phải căn bệnh này và có xu hướng ngày càng gia tăng.

   Bệnh trĩ là gì?

  Theo các bác sĩ Phòng khám Hoàn Cầu, bệnh trĩ được hình thành do quá trình giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng gây nên.

  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nhưng chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như: đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, phụ nữ đang mang thai…

   Phân loại bệnh trĩ

  Bệnh trĩ bao gồm hai dạng chủ yếu là trĩ nội, trĩ ngoại và sự kết hợp của hai loại rĩ trên được gọi là trĩ hỗn hợp.

  + Trĩ nội có 4 cấp độ

Các cấp độ của trĩ nội

Các cấp độ của trĩ nội

  Trĩ nội là loại trĩ được hình thành ở trên đường lược, trong lòng ống hậu môn. Trĩ nội có 4 cấp độ sau:

  - Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ mới bắt đầu hình thành ở bên trong hậu môn, có dấu hiệu đi ngoài ra máu với lượng máu rất ít, chỉ phát hiện một ít trên giấy vệ sinh hoặc dính máu trong phân.

  - Trĩ nội độ 2: Các búi trĩ trong hậu môn đã phát triển to hơn và sa ra ngoài mỗi khi đi ngoài nhưng sau đó tự thụt vào được. Hiện tượng đi cầu ra máu vẫn tiếp diễn với lượng máu chảy ra nhiều, kèm theo đau rát hậu môn.

  - Trĩ nội độ 3: Các búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài khi đi ngoài nhưng khó thụt vào trong, phải dùng tay đẩy vào, gây vướng víu, khó chịu, máu chảy thành giọt.

  - Trĩ nội độ 4: Các búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể dùng tay đẩy vào được nữa, gây đau đớn, vướng víu, tắc nghẹt hậu môn, máu chảy thành giọt hoặc thành tia.

  + Trĩ ngoại có 4 cấp độ

Hình ảnh trĩ ngoại qua các cấp độ

Hình ảnh trĩ ngoại qua các cấp độ

  Trĩ ngoại là loại trĩ được hình thành bên dưới đường lược, ngoài rìa hậu môn nên dễ nhận thấy hơn so với trĩ nội. Trĩ ngoại có 4 cấp độ sau:

  - Trĩ ngoại độ 1: Xuất hiện búi trĩ ngoài rìa lỗ hậu môn có kích thước nhỏ như hạt đậu, dùng tay sờ vào có cảm giác cồm cộm, kèm theo ngứa ngáy, đau rát.

  - Trĩ ngoại độ 2: Các búi trĩ bắt đầu phát triển to hơn, vùng da hậu môn tiết dịch ẩm ướt, ngứa ngáy.

  - Trĩ ngoại độ 3: Các búi trĩ ngoại đã phát triển ngoằn ngoèo, gây đau rát, khó chịu, kèm theo hiện tượng đi cầu ra máu.

  - Trĩ ngoại độ 4: Lúc này, ngoài những búi trĩ cũ, sẽ xuất hiện thêm những búi trĩ mới, chúng phát triển ngoằn nghèo, hậu môn tiết dịch nên rất dễ bị viêm nhiễm kèm theo đau rát, sưng tấy. Tình trạng đi cầu ra máu thường xuyên hơn, máu chảy ra nhiều.

  + Trĩ hỗn hợp có 4 cấp độ

  Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh cùng lúc mắc trĩ nội và cả trĩ ngoại. Trĩ hỗn hợp có 4 cấp độ sau:

  - Trĩ hỗn hợp độ 1: Các búi trĩ mới bắt đầu hình thành ở trong ống hậu môn và cả ngoài rìa hậu môn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ cảm nhận được búi trĩ ngoài hậu môn nên dễ nhầm lẫn là bệnh trĩ ngoại.

  - Trĩ hỗn hợp độ 2: Các búi trĩ trong và ngoài hậu môn phát triển to hơn, búi trĩ trong lòng hậu môn có thể lòi ra ngoài khi đi cầu, xuất hiện hiện tượng đi ngoài ra máu, đau rát ngứa ngáy hậu môn.

  - Trĩ hỗn hợp độ 3: Các búi trĩ trong ống hậu môn sa hẳn ra ngoài, không thụt vào được và kết hợp với khối trĩ nằm ngoài hậu môn để tạo thành một khối trĩ lớn khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi cầu, đứng ngoài không yên. Hiện tượng đi cầu ra máu vẫn tiếp diễn với số lượng ngày càng nhiều, viêm nhiễm hậu môn.

  - Trĩ hỗn hợp đô 4: Hậu môn có dấu hiệu tắc nghẹt, viêm nhiễm nặng, người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu. Tình trạng này để lâu có thể gây bội nhiễm thậm chí hoại tử.

  Bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn, khó chịu khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều mà còn biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe như mất máu, viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẹt búi trĩ, hoại tử, nhiễm trùng máu, thậm chí ung thư trực tràng… Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có cách chữa bệnh trĩ phù hợp.

   Những bệnh hậu môn bị lầm tưởng là trĩ

  Sa hậu môn, sa trực tràng là bệnh thường bị nhẫm lẫn với bệnh trĩ vì có những biểu hiện khá giống nhau. Tuy nhiên, đây là những bệnh hoàn toàn khác nhau.

  + Sa trực tràng

  Sa trực tràng là tình trạng thoát xuống của phần trên trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn.

  Khối sa trực tràng ra ngoài hậu môn dài và tròn đều theo hình tròn đồng tâm khi đi cầu hay khi ngồi xổm, khối này tiết chất nhầy, ngứa, đôi khi có chảy máu. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng rối loạn đi cầu như táo bón hay muốn đi cầu nhiều lần trong ngày, mất tự chủ đi cầu.

  Sa trực tràng nếu không điều trị sớm có thể gây loét trực tràng, chảy máu vết loét, hoại tử khối sa trực tràng…

Hình ảnh sa trực tràng

Hình ảnh sa trực tràng

  + Sa hậu môn

  Sa hậu môn là tình trạng niêm mạc phần trên hậu môn sa xuống phần dưới hậu môn và rồi xuống luôn bờ hậu môn. Nguyên nhân thường do các cơ sàn chậu bị giãn. Khi người bệnh rặn, đáy chậu sa xuống, ống hậu môn ngắn lại và niêm mạc hậu môn bị sa ra ngoài.

  Nếu người bệnh đi ngoài mà rặn quá và rặn trong một thời gian dài sẽ làm tình trạng sa hậu môn nặng thêm và triệu chứng càng lúc càng nhiều.

  Trên đây là thông tin về vấn đề nhận biết phân loại trĩ nội trĩ ngoại và cấp độ của bệnh trĩ. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn tìm hiểu về bệnh sa búi trĩ, hãy nhấn vào khung chat bên dưới để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Lưu ý: Hiệu quả việc điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người

Đăng bởi Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu
Nội dung được bảo vệ bản quyền

Bài viết liên quan

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu
Hotline: 028 3923 9999
Khám bệnh: 8h-20h tất cả các ngày (Kể cả ngày Lễ)
80 - 82 Châu Văn Liêm P.11,Q.5, TPHCM.