Nước tiểu hôi là một trong những dấu hiệu khá bình thường, dễ dàng bắt gặp ở bất cứ người nào và thường xuất hiện khi ăn quá nhiều hành hoặc tỏi trong ngày. Tuy nhiên, nước tiểu có mùi hôi và tanh bất thường có thể có nguyên nhân do bộ phận tiết niệu gặp vấn đề. Cần hết sức cẩn trọng và phải đi thăm khám ngay ở các cơ sở thăm khám uy tín để phát hiện các bệnh lý liên quan và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết, ở những lúc bình thường thì nước tiểu có mùi nhẹ và không hôi. Nếu nước tiểu bỗng dưng có mùi hôi, khai nồng hoặc bị biến đổi màu sắc kèm với một số triệu chứng liên quan như đau rát khi tiểu tiện, đau quặn vùng bụng dưới thì có thể do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:
Trong những trường hợp lành tính, mùi hôi từ nước tiểu có thể là do một số loại thức ăn hoặc thuốc mà bạn uống gây ra.
➤ Do sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh
Khi sử dụng các loại thuốc hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trong cơ thể, nước tiểu theo đó cũng có thể có mùi khai theo loại thuốc đó. Trong trường hợp này, chỉ cần ngưng dùng thuốc thì mùi hôi của nước tiểu sẽ hết.
➤ Uống ít nước
Việc uống ít nước cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nước tiểu hôi, khai hơn so với bình thường mà còn có thể gây nên nhiều loại bệnh lý khác cho cơ thể. èm theo đó là nước tiểu có màu vàng đậm
Cho nên mỗi ngày, các bạn cần uống đủ lượng nước cần cung cấp cho cơ thể hoạt động, tránh để tình trạng cơ thể bị mất nước, dễ hình thành các bệnh lý.
➤ Tác động bởi thức ăn
Mùi thức ăn luôn ảnh hưởng lớn tới mùi và màu của nước tiểu, đặc biệt là nước tiểu hôi. Ví dụ như khi bạn ăn các loại gia vị kích thích, hành tỏi hoặc quá nhiều nước cam sẽ có mùi rất nồng và hôi.
Hiện nay có rất nhiều loại bệnh lý hoặc nhiễm trùng bộ phận sinh dục khá phổ biến; thông thường do quá trình vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... di chuyển từ lỗ tiểu đi vào và tạo ra ổ bệnh.
Ngoài nước tiểu có mùi hôi khó chịu, các bệnh lý còn gây ra các triệu chứng dễ phát hiện như đau tức bụng dưới, đau buốt đi tiểu, đái kèm theo máu…
Một số bệnh lý khiến nước tiểu có mùi hôi, bao gồm:
➤ Lỗ rò ở bàng quang: Đây là lỗ rò thường kết nối với âm đạo hoặc ruột, do đó vi khuẩn từ các cơ quan khác có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm, nước tiểu có mùi như phân hoặc có chứa khí
➤ Nhiễm trùng đường tiểu: Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, vi khuẩn cư trú ở khu vực này làm thay đổi mùi và màu của nước tiểu. Thông thường người bệnh bị đi tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu hôi hoặc khai nồng, màu vàng sậm hoặc trắng đục; có thể tiểu ra máu, đau bụng dưới, có cảm giác như kim châm mỗi lần đi tiểu...
➤ Bệnh xã hội lây qua đường tình dục: Thường gặp là giang mai, lậu, sùi mào gà… gây tình trạng tiểu đau và tiết dịch/ mủ. Ban đầu dịch thường trong, đến giai đoạn bệnh trở nặng thì có hiện tượng nước tiểu hôi. Do đó, hãy đi khám và xét nghiệm sớm nếu nghi ngờ mắc bệnh.
➤ Bệnh viêm/ nhiễm trùng thận: Tình trạng viêm ở bàng quang, niệu đạo lây lan ngược dòng lên thận gây viêm, nước tiểu đục, có mùi hôi, thậm chí tiểu ra máu; kèm theo đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi, sốt… cần đi khám và hỗ trợ điều trị ngay.
➤ Rối loạn chuyển hóa: Siro niệu - thiếu hụt enzyme, Phenylketone - gen khiếm khuyết ngăn chặn sự phân hủy của axit amin phenylalanine… đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây nên mùi hôi, mốc cho nước tiểu; hơi thở có mùi. Một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng phát ban, co giật.
➤ Ngoài ra, một số bệnh lý như tiểu đường, sỏi thận, thủng bàng quang, bệnh gan,.. cũng gây nên tình trạng nước tiểu hôi.
➨Vì thế, khi tình trạng nước tiểu có mùi hôi kéo dài, các bạn nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa về được thăm khám và có hướng điều trị sớm nhất.
Những biến chứng liên quan tới tình trạng nước tiểu có mùi hôi rất khác nhau nếu như không được điều trị kịp thời. Ngoài ra nó còn tới cuộc sống của người bệnh như giảm ham muốn, ngại tiếp xúc, tự ti, bất tiện trong hoạt động hằng ngày. Ngoài ra còn có những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và hỗ trợ kịp thời. Cụ thể:
+ Người bệnh sẽ bị hôn mê sâu nếu bị tiểu đường
+ Mất cân bằng điện giải khiến cơ thể luôn mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt và khó chịu
+ Nhiễm trùng máu, nhiễm axit ceton, gây nguy hiểm tới tính mạng
+ Mất nước nặng, gây ra tình trạng hoa mắt, nặng hơn là ngất xỉu
+ Nguy cơ lan rộng và dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm khiến việc điều trị khó khăn hơn
+ Ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ sinh sản của người bệnh, có thể gây ra vô sinh - hiếm muộn
+ Ảnh hưởng lớn tới hạnh phúc gia đình, khiến gia đình tan vỡ...
Nước tiểu hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, do vậy để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm từ đó giúp chuẩn đoán bệnh chính xác và điều ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu tại 80 - 82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM là một trong những địa chỉ được nhiều người tin tưởng và lựa chọn khi gặp vấn đề về bệnh lý liên quan tới tình trạng nước tiểu có mùi hôi. Dựa vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ tại Đa Khoa Hoàn Cầu sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp nhất. Cụ thể như:
► Điều trị bằng thuốc
Nước tiểu hôi ở những giai đoạn đầu, còn ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng quá trình điều trị bằng thuốc đặc trị. Người bệnh sẽ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với thời gian và liều lượng thích hợp. Không nên tự ý ngưng hoặc đổi thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm.
► Phương pháp Oxygen của Mỹ
Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu như viêm niệu đạo, nhiễm trùng tiểu, viêm đường tiết niệu... với các ion oxy có khả năng diệt khuẩn cực mạnh, trị dứt viêm nhiễm chỉ sau 1 lần, kích thích tái tạo niêm mạc niệu đạo, phục hồi bệnh nhanh chóng; từ đó loại bỏ mùi nước tiểu.
► Phương pháp DHA hiện đại
Đây là phương pháp điều trị bệnh lậu vô cùng hiệu quả, nhanh chóng, bảo vệ sinh khoẻ người bệnh cũng như phục hồi khả năng sinh sản cho người bệnh.
Ngoài việc sử dụng các phương pháp điều trị các bệnh lý do nước tiểu hôi gây ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ sống lành mạnh: uống nhiều nước, thường xuyên tập thể thao, vệ sinh vùng kín thường xuyên,...
Nắm được các thông tin cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu hôi ở cả nam giới và nữ giới. Sẽ giúp người bệnh phòng tránh và nhận biết sớm và chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu còn thắc mắc nào muốn được giải đáp thêm, các bạn hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc bấm vào "Khung chat" để được tư vấn cụ thể và miễn phí.
Đăng bởi Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu
Nội dung được bảo vệ bản quyền
nói về chúng tôi